Quy trình bảo quản và hồ sơ tài liệu của cơ sở kinh doanh thuốc

Quy trình bảo quản và hồ sơ tài liệu của cơ sở kinh doanh thuốc

(Luật Tiền Phong) – Quy trình bảo quản và hồ sơ tài liệu của cơ sở kinh doanh thuốc cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thuốc nói chung, bạn đọc cần lưu ý và thực hiện.

Quy trình bảo quản và hồ sơ tài liệu của cơ sở kinh doanh thuốc
Quy trình bảo quản và hồ sơ tài liệu của cơ sở kinh doanh thuốc

Yêu cầu về quy trình bảo quản đối với cơ sở kinh doanh thuốc

Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” đặt ra các yêu cầu chung đối với quá trình bảo quản thuốc như sau:

  • Thuốc, nguyên liệu cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo được chất lượng của chúng;
  • Tuân thủ nguyên tắc nhập trước – xuất trước hoặc hết hạn trước – xuất trước;
  • Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việc đưa vào sản xuất, lưu thông, sử dụng;
  • Phải quy định chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lượng đối với từng loại sản phẩm;
  • Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.

Ngoài ra, việc bảo quản cũng được đặt ra đối với nhãn và bao bì thuốc do đây là yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng và biến đổi chất của thuốc. Các thông tin in trên bao bì và nhãn cũng thể hiện thời hạn, hướng dẫn bảo quản thuốc phục vụ cho hoạt động quản lý.

Hướng dẫn về hồ sơ tài liệu đối với thuốc

Đối với quy trình thao tác:

  • Cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc.
  • Đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu vực nhà kho.
  • Mô tả chính xác các quy trình về tiếp nhận và kiểm tra thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho tàng, thiết bị dùng trong bảo quản; quy định về việc ghi chép các điều kiện bảo quản, an toàn thuốc tại kho và trong quá trình vận chuyển, việc cấp phát thuốc, các bản ghi chép.

Đối với sổ sách:

  • Phải có một hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi việc xuất nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn dùng, số lượng, chất lượng thuốc, nhà cung cấp, nhà sản xuất… đáp ứng các quy định của pháp luật.

Hiện nay rất nhiều cơ sở đã vi tính hóa hệ thống sổ sách này để tiện quản lý và cho thấy sự khoa học hơn rất nhiều.

  • Phải có các quy định, biện pháp phòng ngừa cụ thể để tránh việc xâm nhập, sử dụng, sửa chữa một cách bất hợp pháp các số liệu được lưu giữ.
  • Phải có phiếu theo dõi xuất nhập thuốc riêng cho từng loại sản phẩm cũng như cho từng loại quy cách sản phẩm.
  • Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải tuân theo đúng các quy định về hồ sơ tài liệu tại các quy chế liên quan.

Có thể thấy rằng việc bảo quản thuốc và quản lý hồ sơ về thuốc là hai hoạt động quản lý vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh thuốc. Hai tiêu chí này có thể quyết định đến hoạt động bình thường của cơ sở và chất lượng sản phẩm. Do đó cơ sở cần có những biện pháp quản lý để đảm bảo các yêu cầu trên.

Bài viết liên quan:

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386