Cách tính thời gian thực hành để xin cấp chứng chỉ hành nghề

Cách tính thời gian thực hành để xin cấp chứng chỉ hành nghề

(Luật Tiền Phong) – Giấy xác nhận thực hành là một trong những giấy tờ quan trọng nhất để quyết định có được cấp chứng chỉ hành nghề hay không? Cách tính thời gian thực hành như thế nào là đúng mời bạn đọc quan tâm theo dõi tình huống:

Cách tính thời gian thực hành để xin cấp chứng chỉ hành nghề
Cách tính thời gian thực hành để xin cấp chứng chỉ hành nghề

Hỏi:  Tôi nghe nói  để được cấp chứng chỉ hành nghề y phải có đủ 18 tháng thực hành. Vậy cho tôi hỏi thời gian thực hành này được tính như thế nào?

LUẬT TIỀN PHONG TƯ VẤN

 Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề là các bác sĩ , y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 18 Luật Khám chữa bệnh

– Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, Giấy chứng nhận là lương y, Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền ;

–  Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

–  Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

–  Có Lý lịch tư pháp không đang trong thời gian thi hành án hoặc bị cấm hành nghề…

Cách tính thời gian thực hành khám chữa bệnh:

  • Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn;
  • Thời gian này được xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Thời gian thực hành được tính cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

(Tham khảo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 01 VBHN – BYT ngày 26 tháng 2 năm 2016 Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Có thể bạn quan tâm:

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 0976714386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382