Thủ tục thành lập bệnh viện mới nhất

Thủ tục thành lập bệnh viện mới nhất

(Luật Tiền Phong) – Chăm sóc sức khỏe muôn thuở vẫn là vấn đề đáng và thực sự cần được quan tâm, chú trọng. Trong xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao thì vấn đề này càng được chú trọng hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh các cơ sở khám, chữa bệnh công lập thì các bệnh viện, phòng khám ngoài công lập cũng được thành lập và phát triển rộng khắp. Vậy thủ tục thành lập bệnh viện ngoài công lập như thế nào? Luật Tiền Phong sẽ tư vấn đến quý khách hàng trong bài viết sau đây.

Thủ tục thành lập bệnh viện mới nhất
Thủ tục thành lập bệnh viện mới nhất

1.  Điều kiện thành lập bệnh viện

Bệnh viện là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có thể nói đây là hình thức tổ chức cao nhất về cả quy mô, số lượng nhân sự, tổ chức các khoa phòng,… Các điều kiện cụ thể như sau:

– Về quy mô:

Bệnh viện phải có tối thiểu 30 giường bệnh. Đối với các bệnh viện chuyên khoa thì số lượng giường bệnh được quy định cụ thể: bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất là 10 giường bệnh;

– Về cơ sở vật chất:

Tùy theo quy mô mà bệnh viện phải xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, theo quy chuẩn về xây dựng và đảm bảo các điều kiện:

+ Việc bố trí các khoa, phòng theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện, bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường khác theo quy định pháp luật;

+ Diện tích sàn xây dựng phải đảm bảo ít nhất 50m2/giường bệnh, chiều rộng mặt tiền bệnh viện phải đạt ít nhất là 10m;

+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.\

– Về trang thiết bị y tế:

+ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện;

+ Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển cấp cứu thì phải có hợp đồng với cơ sở cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

– Về tổ chức các khoa và nhân sự:

+ Bệnh viện phải có ít nhất 2 trong 4 khoa: Nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện chuyên khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa và khoa khám bệnh, khoa cận lâm sàng, khoa dược.

+ Số lượng nhân sự của bệnh viện phải đảm bảo tương xứng với phạm vi, quy mô của bệnh viện trong đó số lượng nhân sự làm việc toàn thời gian của mỗi khoa phải đạt ít nhất 50% số lượng nhân sự của khoa đó.

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn của bệnh viện phải là người có chứng chỉ hành nghề  phù hợp với một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký , có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng và làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

+ Trưởng các khoa trong bệnh viện là người có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó, có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng và làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

2.  Thủ tục thành lập bệnh viện

– Nộp hồ sơ: Đơn vị nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ Y tế. Hồ sơ gồm:

+  Đơn đề nghị cấp phép hoạt động (theo mẫu);

+  Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (bản sao chứng thực);

+  Giấy phép quy hoạch xây dựng đã được cấp kèm theo giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp địa điểm xây dựng;

+  Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn (bản sao chứng thực);

+  Danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề của bệnh viện;

+  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức bệnh viện;

+  Hồ sơ nhân sự của những người làm việc tại bệnh viện gồm: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, các văn bằng, chứng chỉ (trường hợp pháp luật có yêu cầu), sơ yếu lý lịch và hợp đồng lao động ;

+  Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.

– Chờ giải quyết hồ sơ: Cán bộ phòng chuyên môn sẽ xem xét, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đồng thời lên kế hoạch phối hợp cùng các cơ quan ban ngành liên quan thẩm định trực tiếp cơ sở.

Trên cơ sở xét duyệt hồ sơ và thẩm định thực tế sẽ quyết định việc cấp/không cấp giấy phép cho tổ chức đề nghị.

– Nhận kết quả: Tổ chức đề nghị nhận kết quả thủ tục tại cơ quan thẩm quyền theo phiếu hẹn.

3.  Dịch vụ hỗ trợ thủ tục thành lập bệnh viện của Luật Tiền Phong

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thủ tục thành lập bệnh viện. Các công việc chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng bao gồm:

– Tư vấn toàn diện các quy định pháp luật về việc thành lập bệnh viện, các điều kiện để thành lập, các việc cần phải làm trong quá trình hoạt động sau khi đã được cấp phép,…và các vấn đề khách hàng quan tâm;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, soạn thảo hồ sơ xin cấp phép thành lập;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước thẩm quyền, hỗ trợ trao đổi, làm việc với cơ quan chức năng để xử lý các vấn đề xảy ra nếu có;

– Tham gia hỗ trợ tại buổi đoàn thẩm định của sở y tế thẩm định cơ sở;

– Nhận kết quả thủ tục và bàn giao đến khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Tư vấn hộ kinh doanh mở phòng khám đa khoa;

>>> Yêu cầu về CSVC khi mở phòng khám đa khoa tư nhân;

>>> Tư vấn thủ tục mở phòng khám răng hàm mặt;

>>> Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả;

>>> Tư vấn mở phòng khám đông y.

Trên đây là phần tư vấn và các thông tin mà Luật Tiền Phong chia sẻ đến bạn đọc và quý khách hàng về thủ tục thành lập bệnh viện theo quy định mới nhất hiện nay. Nếu có băn khoăn, thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ cụ thể vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25 B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386