SAU KHI ĐƯỢC CẤP CCHN/GPHN, BÁC SỸ CẦN LÀM GÌ?

SAU KHI ĐƯỢC CẤP CCHN/GPHN, BÁC SỸ CẦN LÀM GÌ?

Luật Tiền Phong Chứng chỉ hành nghề(CCHN)/giấy phép hành nghề (GPHN) khám bệnh, chữa bệnh là tài liệu quan trọng của những người hành nghề y. Để được cấp CCHN/GPHN thì những người hành nghề khám, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện khắt khê theo quy định của pháp luật nên việc đảm bảo CCHN/GPHN bị thu hồi sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp là điều vô cùng cần thiết.

Cần làm gì sau khi được cấp CCHN/GPHN

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung việc cần làm sau khi được cấp CCHN/GPHN này.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

2. Khái niệm

  • Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).

(Khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009).

  • Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).

(Khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).

3. Những việc cần làm sau khi được cấp CCHN/GPHN

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau:

“c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

…..

đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

….”

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau:

“…d) Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;…”

Như vậy, sau khi được cấp CCHN/GPHN thì người hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, so sánh quy định tại 2 điều luật trên, ta có thể thấy đã có sự thay đổi về hậu quả của việc người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục, cụ thể:

  • Theo đó, đối với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 vừa hết hiệu lực thì sau khi được cấp CCHN, người hành nghề phải đăng ký hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục và phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp.
  • Tuy nhiên, đối với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đang có hiệu lực thì sau khi được cấp GPHN, người hành nghề phải đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 24 tháng liên tục, nếu không GPHN sẽ bị thu hồi. Còn việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục (người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục) được quy định là trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và là điều kiện để được gia hạn giấy phép hành nghề khi hết hạn. Vì vậy nếu người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đáp ứng về việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì sẽ không bị thu hồi giấy phép hành nghề nhưng sẽ không được gia hạn giấy phép hành nghề.

Bạn có thể tìm hiểu quy định về việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục qua các bài viết dưới đây:

Trên đây là bài chia sẻ, tư vấn của Luật Tiền Phong. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên giúp cho khách hàng có thêm những thông tin và hiểu biết cơ bản về quy định này.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

===================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline:091.6162.618 097.8972.587

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 097 8972 587