Quy định xử phạt mới về vi phạm giấy phép hoạt động phòng khám

Quy định xử phạt mới về vi phạm giấy phép hoạt động phòng khám

(Luật Tiền Phong) Hiện nay đã có quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng giấy phép hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa. Quy định mới đã tăng mức xử phạt hành chính vì vậy phòng khám cần lưu ý tránh vi phạm những lỗi dưới đây.

Quy định xử phạt mới về vi phạm giấy phép hoạt động phòng khám
Quy định xử phạt mới về vi phạm giấy phép hoạt động phòng khám

1. Vi phạm về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động phòng khám

Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

  • Phòng khám không có biển hiệu hoặc biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định gồm: Tên đầy đủ cơ sở , số giấy phép hoạt động khám chữa bệnh được cấp; địa chỉ và thời gian làm việc hằng ngày của phòng khám.
  • Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
  • Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

  • Không thông báo đến Sở y tế cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Không thông báo đến Sở y tế khi thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phòng khám chuyên khoa. 
  • Cố ý tổ chức chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa.

Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:

  • Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm;

Mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:

  • Thuê, mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

Mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:

  • Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
  • Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
  • Điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục

Hình thức xử phạt bổ sung ngoài phạt hành chính:

  • Thu hồi quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 02 đến 04 tháng ;
  • Thu hồi quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động phòng khám;
  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh tại địa chỉ hoạt động;
  • Thu hồi quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi cố ý tổ chức chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc và áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
  • Thu hồi quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng người hành nghề không đủ điều kiện hành nghề và thực hiện khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn phòng khám.

Biện pháp khắc phục:

  • Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng; trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có);
  • Kiến nghị cơ quancó thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động phòng khám.

Trên đây là chia sẻ của Luật Tiền Phong về quy định xử phạt khi có các hành vi vi phạm giấy phép hoạt động phòng khám. Các thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ hotline: 091 616 2618/ 098 1953 382.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 098 1953 382

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382