Quy định mới nhất về thành lập bệnh viện tư nhân

(Luật Tiền Phong) – Là đơn vị tư vấn hướng dẫn thủ tục thành lập bệnh viện cũng như trực tiếp chuẩn bị hồ sơ, giúp được nhiều khách hàng xin giấy phép các bệnh viện tại Hà Nội và một số tỉnh, thành. Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin thực tế quan trọng và các quy định mới nhất về thành lập bệnh viện tư nhân để các bạn tham chiếu sử dụng.

Có nhiều vấn đề thực tiễn không được quy định chi tiết trong luật sẽ được thông tin đến các bạn để các bạn chủ động chuẩn bị hồ sơ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho thật chuẩn chỉnh nhé.

1.  Điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân

Một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết trong việc thành lập bệnh viện chính là vấn đề quy hoạch. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mật độ mạng lưới các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh là Bộ Y tế. Các tỉnh/thành sẽ căn cứ vào Quy hoạch chung này để quy hoạch mạng lưới y tế cho địa bàn mình quản lý. Sở Y tế phối hợp với Sở Xây dựng (nếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì là Sở Quy hoạch – Kiến trúc) và Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch về y tế. Để được biết bệnh viện mình định mở có phù hợp quy hoạch hay không, các bạn cần kiểm tra quy hoạch trước.

1.1. Xin thông tin quy hoạch thành lập bệnh viện

Hồ sơ xin thông tin quy hoạch bệnh viện gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (theo mẫu);
  • Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;
  • Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân (bắt buộc phải có và các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn lập đề án bệnh viện của Luật Tiền Phong nhé);
  • Hồ sơ pháp nhân của đơn vị xin giấy phép quy hoạch (bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đầu tư).

Trình tự thực hiện:

  • Hồ sơ xin thông tin quy hoạch gửi đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa điểm xin quy hoạch;
  • UBND tỉnh sẽ giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc (nếu là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh) còn các tỉnh thành khác thì hồ sơ được giao cho Sở Xây dựng. Cơ quan này phối hợp với các sở, ban ngành liên quan (Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi trường) xem xét và thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở đó quyết định việc cấp/không cấp quy hoạch cho tổ chức đề nghị.
  • Thời gian giải quyết là 45 ngày làm việc; kết quả về quy hoạch sẽ được trả ra bằng văn bản.

Trường hợp quy hoạch bệnh viện là hoàn toàn phù hợp, các bạn cần lưu ý một số vấn đề về cơ sở vật chất cần phải đáp ứng khi chuẩn bị thành lập bệnh viện.

1.2. Các điều kiện để thành lập bệnh viện tư nhân

2.1. Về quy mô bệnh viện tính theo số lượng giường bệnh:

– Đối với bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;

– Đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện

– Riêng chuyên khoa mắt nếu đăng ký sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

2.2. Về cơ sở vật chất

– Công trình nhà Bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007. Có nhiều chỉ tiêu chi tiết mà chúng tôi không thể liệt kê cũng như hướng dẫn hết nên bạn nào có nhu cầu có thể tải bản Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007 trên mạng, hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp bản mềm.

– Các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ – BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ – BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế; bạn nào có nhu cầu có thể tải bản Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007 trên mạng, hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp bản mềm

– Bệnh viện phải bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định (các bạn click vào từng mục để xem các bài viết của Luật Tiền Phong hướng dẫn chi tiết về từng nội dung)[1];

– Bệnh viện phải bảo đảm có đủ hệ thống điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. Hệ thống điện, nước phải có hồ sơ thiết kế và hợp đồng với đơn vị cung cấp.

2.3. Về trang thiết bị y tế của bệnh viện

Bệnh viện tư nhân phải đáp ứng các  trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh phù hợp với quy mô giường bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn. Nói đơn giản hơn là bệnh viện đăng ký chuyên khoa nào thì phải có thiết bị máy móc phù hợp với yêu cầu đối với chuyên khoa đó. Luật Tiền Phong sẽ có bài viết hướng dẫn về các trang thiết bị máy móc đối với mỗi chuyên khoa trong bài viết riêng [2].

Bệnh viện phải có phương tiện vận chuyển người bệnh, nếu không đăng ký dịch vụ này thì phải có hợp đồng liên kết với một hoặc nhiều bên có chức năng vận chuyển người bệnh. Bài viết hướng dẫn về thủ tục đăng ký dịch vụ vận chuyển bệnh nhân của chúng tôi được đăng tải tại đây, Quý bạn đọc có thể tham khảo [3].

2.4. Về cơ cấu tổ chức của bệnh viện

Bộ máy điều hành của bệnh viện tư nhân thể hiện qua cơ cấu tổ chức bệnh viện phải được thông báo và đăng ký với cơ quan cấp phép và phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997.

Ban điều hành bệnh viện gồm có: Ban giám đốc, các phòng chức năng, các khoa.

Các phòng chức năng bắt buộc phải có bao gồm:

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Y tá (điều dưỡng)
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Vật tư – thiết bị y tế
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán.

Ngoài ra, bệnh viện có thể mở các chuyên khoa khác phù hợp với quy mô của bệnh viện, và mỗi khoa đều phải có hồ sơ thể hiện sự phù hợp với chuyên môn đăng ký của từng khoa.

khung dưới đây mình nên tự kẻ hoặc làm như thế nào đó để nó rõ hơn và to hơn nhé các em!

2.5. Về nhân sự của bệnh viện

Bệnh viện phải có bộ máy nhân sự gồm người đứng đầu bệnh viện, người đứng đầu các khoa và các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên khác để thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện. Pháp luật Việt Nam yêu cầu số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa.

Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn chính của bệnh viện, các trưởng các khoa phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật tại Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Tiền Phong có bài hướng dẫn cụ thể các điều kiện đối với các vị trí này trong bài viết sau đây[4].

2.6. Về phạm vi hoạt động chuyên môn

Bệnh viện tư nhân được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Danh mục này phải được bệnh viện đăng ký (tuỳ quy mô đầu tư , các bệnh viện có thể đăng ký đầy đủ các chuyên môn hoặc đăng ký những chuyên môn phù hợp khả năng cung ứng dịch vụ của bệnh viện). Các bạn có thể tham khảo bài tư vấn của chúng tôi về danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh tại đây[5].

Bài tiếp theo:

>>>> Hướng dẫn về hồ sơ thành lập bệnh viện tư nhân

>>>> Điều kiện về cơ sở vật chất đối với bệnh viện đa khoa tư nhân.

>>>>  Yêu cầu về máy móc, thiết bị đối với một bệnh viện tư nhân

>>>> Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép hỗ trợ vận chuyển người bệnh

>>>> Hướng dẫn về điều kiện đối với nhân sự của một bệnh viện tư nhân

>>>> Hướng dẫn cách kê khai danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn đối với bệnh viện tư nhân.

>>> Thủ tục phê duyệt danh mục kỹ thuật của bệnh viện

================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382