Những lưu ý khi xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

(Luật Tiền Phong) – khi xin giấy phép hoạt động cho phòng khám chuyên khoa cần lưu ý những quy định gì?

Điều kiện cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa

Điều kiện để cấp giấy phép phòng khám chuyên khoa theo quy định mới nhất gồm:

  • Điều kiện về đăng ký kinh doanh.
  • Điều kiện về nhân sự: phải có nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
  • Nhân sự đứng đầu: sẽ là chủ Hộ kinh doanh nếu chủ Hộ kinh doanh xin giấy phép. Người đứng đầu phòng khám chuyên khoa phải có:
    • Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh với thời gian cấp từ 36 tháng trở lên.
    • Có Giấy xác nhận thực hành (chuẩn bị sẵn hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội để chứng minh sự làm việc liên tục tại một cơ sở khám, chữa bệnh trước khi lập phòng khám).
  • Về quy mô: phòng khám phải có tối thiểu một chuyên khoa.
  • Về cơ sở vật chất phòng khám phải có diện tích tối thiểu 10 m2. Nếu thực hiện các kĩ thuật, thủ thuật thì phải có phòng riêng biệ, tdiện tích tối thiểu 10 m2. Nếu thực hiện vận động vật lý trị liệu thì ít nhất phòng vận động trị liệu tối thiểu phải 20 m2.
  • Phải có khu vực tiệt trùng khử khuẩn.
  • Phải có hộp cấp cứu và phản vệ với đủ các loại thuốc cấp cứu theo quy định.

Về nhân sự phòng khám chuyên khoa:

  • Phòng khám chuyên khoa phải có người đứng đầu phòng khám đang ứng được điều kiện của người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật.
  • Phải có đủ số lượng người thực hiện khám, chữa bệnh theo quy mô, danh mục kĩ thuật đăng ký.

Về công trình phòng khám:

  • Phòng khám phải được xây dựng trên địa điểm cố định, đảm bảo an toàn chịu lực, được thiết kế xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn của bộ Y tế.
  • Công trình phải có giấy xác nhận an toàn không chịu chữa cháy.
  • Phòng khám phải có giấy xác nhận đảm bảo môi trường (hợp đồng thu gom rác thải rắn và đối với các phòng khám có xả thải thì phải có hệ thống xử lý nước thải được bàn giao nghiệm thu lắp đặt).

Về công tác thẩm định:

Thông thường phòng khám chuyên khoa khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Y tế, cán bộ tiếp nhận xét thấy hồ sơ hợp lệ sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ xử lý hồ sơ sẽ xem xét và sắp xếp lịch thẩm định rồi liên hệ với người nộp hồ sơ để xác nhận ngày thẩm định cơ sở.

Khi đoàn thẩm định cơ sở của Sở Y tế xuống xem xét, họ sẽ để ý từ tất cả các chi tiết nhỏ nhặt:

  • Biển hiệu của phòng khám có đạt chuẩn không.
  • Có sơ đồ chỉ dẫn đến các khu nội bộ trong phòng khám hay không.
  • Có khu tiếp đón bệnh nhân đạt chuẩn hay không.
  • Có khu vực tiệt khuẩn tiệt trùng đảm bảo hay không.
  • Có các trang thiết bị y tế theo đúng danh mục đăng ký hay không.
  • Có những sự phù hợp với nội dung đăng ký hay không.
  • Có hộp thuốc chống sốc với đủ các thiết bị và thuốc cấp cứu hay không…

Nhiều khi đoàn thẩm định sẽ yêu cầu người đứng đầu phòng khám phải thực hiện một số kĩ năng cấp cứu.

Nếu các bạn mong muốn thành lập một phòng khám chuyên khoa tư nhân để thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh, tốt nhất nên liên hệ với luật sư một người có hiểu biết để được hướng dẫn chuẩn chỉ hồ sơ ngay từ đầu, tránh trường hợp phải sửa lại sửa đi và đi nộp tới nộp nuôi, rút hồ sơ nộp lại, nhanh cũng mất vài tháng trời.

Vui lòng liên hệ Công ty Luật Tiền Phong để được hướng dẫn chi tiết dù sơ cũng như đại diện thực hiện thủ tục.

Có thể bạn quan tâm

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline:091.6162.618 097.8972.587

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 097 8972 587