Các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

Các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

( Luật Tiền Phong) – Để hiểu rõ hơn về vấn đề tự công bố và đăng ký công bố sản phẩm, Luật Tiền Phong giới thiệu các bạn các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm để xác định được thủ tục và hồ sơ kèm theo.

 

Các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm
Các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

 Các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

1.Các sản phẩm tự công bố sản phẩm

– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

– Phụ gia thực phẩm

– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm

– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

2. Các sản phẩm thực hiện đăng ký công bố sản phẩm

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

–  Thực phẩm dinh dưỡng y học

–  Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Thẩm quyền nhận hồ sơ và cấp công bố sản phẩm theo quy định các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  •  Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

Luật Tiền Phong hỗ trợ khách hàng Công bố hợp quy thực phẩm chức năng, Tự công bố sản phẩm hợp quy, Công bố đối với sản phẩm nhập khẩu….

Trên đây là tư vấn các trường hợp tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩmNếu có vướng mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với Luật Tiền Phong qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289

===================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT- LUẬT TIỀN PHONG

Hotline : 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ  : Tầng 25B1, Tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386