Bác sỹ không đeo biển tên có thể bị phạt!

Bác sỹ không đeo biển tên có thể bị phạt!

(Luật Tiền Phong) – Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và các văn bản liên quan đã quy định chi tiết và bao quát tất cả các vấn đề để có thể quản lý lĩnh vực y tế nói riêng được chặt chẽ và hiệu quả nhất.

Nhiều vấn đề ngay cả những người trong ngành, trong nghề có thể vẫn chưa nắm vững, hoặc vì lý do chủ quan mà “lãng quên” hoặc “không để ý”, ví dụ như việc không đeo biển tên khi làm việc sẽ có thể bị phạt. Vậy quy định cụ thể như thế nào?

Bác sỹ không đeo biển tên có thể bị phạt!
Bác sỹ không đeo biển tên có thể bị phạt!

Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định các hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính đối với người hành nghề và hoạt động trong lĩnh vực y tế. Theo đó tại Điều 28 Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong đó có hành vi: “Không đeo biển tên”

Như vậy, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đeo biển tên trong quá trình làm việc sẽ bị xử phạt hành chính.

Mức xử phạt quy định từ 200.000 đến 500.000 đồng.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm khác cũng bị xử phạt trong khung này gồm:

– Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

–  Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi;

c) Lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh;

d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng;

đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt;

e) Tẩy xóa , sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh;

g) Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;

b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;

b) Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;

c) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;

d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;

đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;

e) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục mở phòng khám nha khoa mới nhất

>>> Thủ tục xin giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh

>>> Thủ tục xin giấy phép mở phòng xét nghiệm

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về một trong những khía cạnh của hoạt động khám, chữa bệnh. Thông tin chi tiết liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618 để được hỗ trợ.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382