Phòng khám thay đổi tên có phải xin cấp phép lại không?

(Luật Tiền Phong) – Một số cơ sở trong quá trình hoạt động có nhu cầu đổi tên xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Và có thể sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi: Phòng khám thay đổi tên có phải xin cấp phép lại không trong khi đã được cấp phép hoạt động rồi? Bài viết sau đây, Luật Tiền Phong sẽ tư vấn về vấn đề này.

phong-kham-thay-doi-ten-co-phai-xin-cap-phep-lai-khong
Phòng khám thay đổi tên có phải xin cấp phép lại không?

Phòng khám thay đổi tên có phải xin cấp phép lại không?

Theo quy định pháp luật, khi có những thay đổi về thông tin của phòng khám so với giấy phép hoạt động, cơ sở phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép. Tên phòng khám là một trong những thông tin quan trọng và không thể thiếu trên giấy phép hoạt động. Chính vì vậy, khi thay đổi tên phòng khám phải xin cấp giấy phép hoạt động mới.

Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Phòng khám gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế.

Hồ sơ yêu cầu có:

–  Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt;

–  Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

–  Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

–  Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 

–  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa;

–  Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

–  Danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị.

Bước 3: Thẩm định

Trong thời hạn 45 ngày, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động;

Bước 4: Trả kết quả thủ tục cho cơ sở

Người đề nghị mang theo phiếu hẹn và giấy tờ chứng thực cá nhân đến nhận kết quả theo phiếu hẹn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục cấp phép hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền

>>> Phòng chẩn trị y học cổ truyền cần có những thiết bị gì?

>>> Quy định về người đứng đầu của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà

Trên đây là tư vấn và giải đáp câu hỏi của Luật Tiền Phong về vấn đề: Phòng khám khi thay đổi tên có phải xin cấp phép lại không. Các thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25 B1, Toà nhà Bình Vượng , số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Gửi một bình luận

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386