Một số lưu ý khi đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở  khám chữa bệnh

Một số lưu ý khi đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở  khám chữa bệnh

(Luật Tiền Phong)Để thành lập một cơ sở khám chữa bệnh trên thực tế ngoài những điều kiện tiên quyết cần phải đáp ứng đủ về nhân sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,.. Thì ban biên tập của Luật Tiền Phong sẽ có những chia sẽ về kinh nghiệm đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:

Một số lưu ý khi đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở  khám chữa bệnh
Một số lưu ý khi đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở  khám chữa bệnh

1. Lưu ý về cách bố trí tại cơ sở khám chữa bệnh:

a) Về vật liệu sử dụng:

– Sử dụng những vật liệu sáng màu, dễ lau chùi và vệ sinh;

– Bố trí không gian thoáng mát có thể sử dụng cây xanh, tranh, ảnh,..  để cải thiện không gian;

– Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc, quá nhiều đồ trang trí.

b) Về trang thiết bị:

– Bố trí ở những vị trí dễ thao tác trong quá trình khám chữa bệnh;

– Lập biểu theo giỏi thời gian sử dụng đối với tủ hấp , sấy dụng cụ,..;

c) Bảng biểu, nội quy, bảng giá của cơ sở:

– Biển hiệu của phòng khám cần thể hiện rõ các thông tin tên, bác sỹ chịu trách nhiệm chính, địa chỉ của phòng khám;

– Không treo hoặc sử dụng quá nhiều những biển quảng cáo dịch vụ tại phòng khám và chỉ sử dụng những biển quảng cáo mang nội dung quảng cáo trong phạm vi đã đăng ký hoạt động theo đơn đã nộp;

– Cần thể hiện rõ các khoản giá dịch vụ tại phòng khám;

– Hồ sơ nội bộ đóng tập treo ở khu vực bệnh nhân dễ tìm đọc ở tại cơ sở gồm:

+ Thông tin của bác sỹ chịu trách nhiệm chính của phòng khám (chứng chỉ hành nghề,..);

+ Những người hành nghề tại phòng khám;

+ Thời gian hoạt động (nên gián ở nơi dễ nhìn thấy; dễ quan sát)

– Đường dây nóng để bệnh nhân liên hệ khi cần thiết;

– Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ (theo Thông tư 51/2017) treo ở những vị trí ngang tầm nhìn với cỡ chữ dễ đọc.

2. Lưu ý cách thức đón tiếp đoàn thẩm định:

– Đoàn thẩm định được lập để xuống cơ sở  thường khoảng từ 3 – 5 người trong đó thường sẽ có 1 người của phòng y tế cấp quận/ huyện tại nơi phòng khám có trụ sở;

– Không nên tập trung quá nhiều người tại cơ sở chỉ cần bác sỹ chính, một số người sẽ tham gia hành nghề tại cơ sở;

– Nên chuẩn bị các bằng cấp gốc có liên quan đến phạm vi đăng ký hoạt động của cơ sở theo giống như mẫu đã nộp vào cho Sở Y tế, Bộ y tế;

Ngoài ra cơ sở cần phải chuẩn những hồ sơ bổ sung như sau:

– Các bản sao liên quan đến hợp đồng mua bán trang thiết bị tại cơ sở;

– Một số giấy tờ liên quan khác (bản sao đăng ký kinh doanh, bản sao chứng chỉ hành nghề,.. ).

Luật Tiền Phong hy vọng với nguồn chia sẽ kinh nghiệm của chúng tôi như trên đã giúp Qúy khách sẽ có những sự chuẩn bị tốt hơn để đón tiếp đoàn thẩm định về cơ sở và mang đến một kết quả như mong đợi. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm Qúy khách vui lòng gọi 1900.6289.

================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386