Xin giấy phép hoạt động cho phòng khám y học cổ truyền mới nhất

(Luật Tiền Phong) – tư vấn thủ tục xin giấy phép hoạt động cho phòng khám y học cổ truyền mới nhất áp dụng cho năm 2025 trong bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.

1. Về điều kiện áp dụng với phòng khám y học cổ truyền:

Theo hướng dẫn tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể tại Điều 40 và Điều 46, phòng khám y học cổ truyền cần đáp ứng các điều kiện:

Cơ sở vật chất:

– Phòng khám phải có diện tích tối thiểu 10 m2.

– Các điều kiện về phạm vi hoạt động chuyên môn:

+ Nếu thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì cần thêm iện tích tối thiểu 10 m2;

+ Nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;

+ Nếu có xông hơi thuốc thì phải có phòng xông hơi có diện tích tối thiểu 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng;

+ Nếu có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh:

– Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc thì phải có:

+ Tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;

+ Cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc.

– Nếu thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có tối thiểu các thiết bị sau:

+ Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

+ Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;

+ Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vựng châm.

– Nếu có xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

– Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Nhân sự:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:

– Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;

– Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền

Theo hướng dẫn tại Điều 52 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các điều kiện như nêu trên, phòng chẩn trị y học cổ truyền cần đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể về người đứng đầu như sau:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:

– Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.

– Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.

– Y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền.

– Lương y.

– Người có bài thuốc gia truyền.

– Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Quy định về văn bằng khi cấp giấy phép hành nghề y sỹ y học cổ truyền

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, để cấp Giấy phép hành nghề chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền thì người xin giấy phép cần có:

– Văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền hoặc

– Văn bằng trung cấp y học cổ truyền (các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027);

– Văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin giấy phép phòng khám y học cổ truyền hoặc phòng chẩn trị y học cổ truyền

Các bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để nộp tại Sở Y tế nơi đặt phòng khám, gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động phòng khám;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
  • Bản sao hợp lệ Bằng, Giấy phép hành nghề và Giấy xác nhận quá trình thực hành theo mẫu của Bộ Y tế.
  • Bản sao hợp lệ Bằng, Giấy phép hành nghề và Giấy xác nhận quá trình thực hành, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm/phân công công việc nếu có (với nhân sự khác của phòng khám).
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự.
  • Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại phòng khám.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Thời gian và chi phí cấp giấy phép:     

Theo hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các bạn nộp hồ sơ và nộp phí tại Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động.

Khi tiếp nhận, bộ phận một cửa Sở Y tế sẽ cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ (theo mẫu).

– Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

+ Sở Y tế tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại phòng khám và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;

+ Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;

+ Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

+ Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

+ Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.

+ Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.

– Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản theo quy định; 01 bản cấp cho phòng khám, 01 bản lưu tại Sở Y tế.

6. Lý do chọn Luật Tiền Phong

Là đơn vị có uy tín và thâm niên trong lĩnh vực này, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn tất cả các bước, trên cơ sở tư vấn cụ thể các điều kiện, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, cụ thể chúng tôi cung cấp cho các bạn:

  • Các quy định mới nhất, cụ thể nhất liên quan đến cấp giấy phép phòng khám y học cổ truyền.
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ;
  • Đại diện nộp hồ sơ.
  • Sắp xếp và cùng đón đoàn thẩm định.
  • Hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
  • Nhận kết quả và bàn giao.

Vui lòng liên hệ Điện thoại: 091.6162.618 và 097.8972.587 để được tư vấn và đăng ký dịch vụ xin giấy phép phòng khám y học cổ truyền.

Có lẽ bạn quan tâm:

>>>Thủ tục xin cấp giấy phép cơ sở làm răng giả mới nhất

————————-

Liên hệ: LUẬT TIỀN PHONG.

Hotline: 091 616 2618/.  097 8972 587 

Email: contact@luattienphong.vn.

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382