(Luật Tiền Phong) – Rất nhiều người đã băn khoăn xin giấy phép thành lập một bệnh viện chuyên khoa tư nhân cần những gì? Trong bài viết này, Luật Tiền Phong tư vấn cho các bạn thủ tục xin giấy phép bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng theo quy định mới nhất. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị hồ sơ:
Bước 1:Thành lập cơ sở kinh doanh:
Chủ thể mở bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng phải là đơn vị kinh doanh được tổ chức ở dạng doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Một công ty có địa điểm ở nơi khác có thể mở thêm địa điểm kinh doanh nơi đặt bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Biên bản họp của các thành viên sáng lập hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty trong trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ trong trường hợp đại diện không trực tiếp nộp hồ sơ.
Thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh từ 3-5 ngày làm việc.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép thành lập:
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình xin thành lập bệnh viện;
- Đề án thành lập bệnh viện;
- Hợp đồng thuê địa điểm bản sao công chứng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bản sao công chứng;
- Giấy phép xây dựng;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ được nộp tại cơ quan chuyên môn và Sở Y tế nơi bệnh viện đặt địa điểm hoạt động. Cơ quan này sẽ xin ý kiến các sở/ngành liên quan. Căn cứ vào ý kiến của các sở, ngành liên quan, Sở Y tế sẽ lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra văn bản chấp thuận về việc thành lập bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng. Thông thường thời gian này cũng mất từ 2-4 tháng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý về công trình nhà bệnh viện:
Công trình nhà bệnh viện phải đắp ứng các tiêu chí về phòng cháy chữa cháy, công năng kết cấu, an toàn chịu lực, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng; phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và phải được Sở Tài nguyên và môi trường đánh giá thẩm định cho ý kiến.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động tại Bộ Y tế:
Các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu về đăng ký kinh doanh gồm:
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Căn cước công dân bản sao công chứng của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nhóm tài liệu về mặt bằng bệnh viện:
- Hợp đồng thuê địa điểm đặt bệnh viện:
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất:
- Bản sao giấy phép xây dựng:
- Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng xác định công trình bệnh viện đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, có công năng công trình bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Văn bản xác nhận công trình bệnh viện đảm bảo vệ sinh về môi trường:
- Văn bản xác nhận công trình bệnh viện đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:
- Hợp đồng thu gom, xử lý rác thải y tế. Hệ thống xử lý nước thải và biên bản nghiệm thu bàn giao lắp đặt;
- Sơ đồ mặt bằng bệnh viện.
- Nhóm tài liệu về nhân sự:
- Bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, hợp đồng lao động, của những người thực hiện khám, chữa bệnh tại bệnh viện;
- Giấy xác nhận thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của bệnh viện và của người phụ trách các chuyên khoa trong bệnh viện;
- Danh sách nhân sự bệnh viện.
- Nhóm tài liệu về cơ cấu tổ chức, quy mô bệnh viện:
- Danh mục chuyên môn kĩ thuật của bệnh viện;
- Đề án thành lập bệnh viện trong đó trình bày rõ các khoa của bệnh viện bao gồm: quán lâm sàng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện, khoa cận lâm sàng, khoa dược, khoa dinh dưỡng, bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn, các chuyên môn khác chồng bệnh Viên phù hợp với quy mô, chức năng bệnh viện;
- Bệnh viện phải có các phòng, bộ phận để thực hiện chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, thiết bị Y tế và các chức năng cần thiết khác.
Bước 5: Quá trình thẩm định của Bộ Y tế:
Bệnh viện chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như nêu trên kèm theo đơn xin thành lập và hoạt động bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng và nộp tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh của Bộ Y tế.
Cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục QLKCB sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ tổ chức thẩm định cơ sở bệnh viện. Đoàn thẩm định sẽ xem xét nhiều yếu tố như: biển hiệu bệnh viện, sơ đồ chỉ dẫn các khoa/bộ phận chuyên môn trong bệnh viện, mặt bằng, chiều rộng mặt trước bệnh viện, cách bố trí các khoa, phòng, diện tích từng khoa, hồ sơ nhân sự, thiết bị từng khoa/phòng…
Nếu hồ sơ hợp lệ bệnh viện sẽ được cấp giấy phép hoạt động.
Lý do chọn Luật Tiền Phong:
Luật Tiền Phong là đơn vị đã thực hiện xin giấy phép cho các bệnh viện chuyên khoa tư nhân sử dụng đất ở thuê của các hộ gia đình đặt địa điểm bệnh viện.
Với kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi sẽ giúp các bạn chuẩn bị hồ sơ chặt chẽ ngay từ bước đầu và đại diện làm việc với các sở, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông qua bước chấp thuận chủ trương thành lập bệnh viện tại địa điểm cụ thể. Trên cơ sở này chúng tôi sẽ hướng dẫn hồ sơ nộp tại Bộ Y tế, đại diện nộp hồ sơ và sắp xếp lịch thẩm định, phối hợp tiếp đón đoàn thẩm định tại cơ sở bệnh viện.
Vui lòng liên hệ với Luật Tiền Phong để được phục vụ.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Điều kiện thành lập bệnh viện răng hàm mặt
>>> Quy định mới nhất về trực khám, chữa bệnh tại bệnh viện
———————————————
Liên hệ: LUẬT TIỀN PHONG.
Hotline: 091 616 2618/ 097 8972 587
Email: contact@luattienphong.vn.
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.