Thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến

Thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến

(Luật Tiền Phong) –  Người từng tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học khi sinh con thì khả năng cao là con sẽ bị dị tật, dị dạng, đó là một điều hết sức đau lòng và thiệt thòi đối với các gia đình đó. Vậy làm thế nào để những đứa trẻ đó được hưởng các chính sách theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.Đương nhiên là phải làm thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học. Sau đây Luật Tiền Phong xin chia sẻ về thủ tục đó:

Khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học   
Khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học

1. Trình tự thực hiện thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học  

Bước 1. Cá nhân gửi các giấy tờ liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đến Sở LĐTBXH để tổng hợp hồ sơ gửi về HĐGĐYK cấp tỉnh.

Bước 2. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ khám GĐYK, nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng quy định tại Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 thì trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, HĐGĐYK trả lại hồ sơ khám GĐYK cho Sở LĐTBXH tỉnh kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

Bước 3. Hội đồng GĐYK Trung ương phải thực hiện khám giám định cho đối tượng trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khám GĐYK

2. Cách thức thực hiện thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học  

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh

3. Thành phần hồ sơ khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học       

a) Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu;

b) Có một trong các giấy tờ sau:

– Bản tóm tắt bệnh án điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016;

– Bản tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016;

– Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 đối với đối tượng chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016.

Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục khám GĐYK đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học  

45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

 

Trên đây là nội dung thông tin , hy vọng giúp quý khách hàng làm sáng tỏ vấn đề đang quan tâm. Nếu quý khách còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến tổng đài 19006289 để được hỗ trợ.

========

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattiephong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

 

Bạn có thể quan tâm:

-Thủ tục khám giám định đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học

-Thủ tục xin giấy chứng nhận là lương y

-Thủ tục khám giám định bệnh nghề  nghiệp

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382