Hướng đi mới của ngành y tế: Phát triển theo hướng “kiềng ba chân”

Hướng đi mới của ngành y tế: Phát triển theo hướng “kiềng ba chân”

(Luật Tiền Phong) – Ngày 27/10, tại phiên thảo luận liên quan đến các vấn đề kinh tế xã hội, nói về hướng phát triển ngành y tế thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ hiện phát triển theo hướng “kiềng ba chân”

Hướng đi mới của ngành y tế: Phát triển theo hướng “kiềng ba chân”
Hướng đi mới của ngành y tế: Phát triển theo hướng “kiềng ba chân”

Thứ nhất là xây dựng y tế cơ sở, chăm sóc con người khi đang còn khoẻ mạnh, từ nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng, kiểm tra, phát hiện bệnh sớm vì “nếu bị rồi thì chữa rất khó và rất tốn kém”.

Chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu phải gắn với mô hình y học gia đình, trạm y tế xã phường và phòng khám bác sỹ gia đình.

“Chúng tôi đang xây dựng 26 mô hình điểm giống mô hình các nước đã phát triển một cách toàn diện cả về con người, cơ sở vật chất, hoạt động, cơ chế tài chính”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói. Các nước có thu nhập bình quân khoảng 15 – 17.000 USD thì họ mất 10 năm xây dựng mô hình này. Việt Nam với mức thu nhập gần 3.000 USD cũng sẽ cố gắng phấn đấu trong 10 năm. Trong 5 năm tới có mô hình cơ bản và trong 20 năm nhân rộng trong cả nước. Bộ trưởng mong Chính phủ sớm phê duyệt hai ODA xây dựng y tế cơ sở, ưu tiên vùng sâu vùng xa.

Thứ hai là khi người dân bị bệnh, phải vào bệnh viện thì cần được chăm sóc chu đáo, toàn diện, chất lượng, giảm thời gian nằm viện, giảm lây chéo, tăng cơ sở vật chất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

“Sắp tới Bộ Y tế sẽ hình thành một loạt cơ sở khám chữa bệnh hiện đại theo các thiết kế nước ngoài và đội ngũ cán bộ cao cấp, thậm chí mời chuyên gia nước ngoài theo yêu cầu để cán bộ và những người thu nhập cao thay vì phải ra nước ngoài khám, kiểm tra sức khoẻ thì có thể thực hiện tại Việt Nam. Điều này là trong tầm tay của ngành y tế Việt Nam hiện nay nhưng cũng phải có chính sách đồng bộ, đặc biệt là cơ chế tài chính”, Bộ trưởng Y tế cho hay.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho ngành y tế một cơ chế tài chính đổi mới toàn diện về tự chủ, giá dịch vụ, kết hợp công tư, mô hình bảo hiểm y tế bổ sung ngoài bảo hiểm xã hội hiện nay. Nếu không đẩy mạnh bảo hiểm tư nhân mạnh mẽ và các bổ sung, thì với bảo hiểm xã hội mệnh giá như hiện nay sẽ không thể nào chi trả được việc đó.

Thứ ba là vấn đề nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Về nhân lực, sắp tới Quốc hội thông qua Luật Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị có cơ chế đào tạo riêng cho ngành y tế theo hướng học 6 năm ra trường phải học thêm 1 năm nữa thực hành rồi thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề với đánh giá của hội đồng quốc gia độc lập. Sau đó, các bác sỹ phải học chuyên khoa ít nhất 2 – 3 năm mới có thể hành nghề theo mô hình của quốc tế.

Trên đây, Luật Tiền Phong đã chia sẻ với bạn đọc một số tin tức về y tế mới nhất. Nếu bạn đọc muốn được tư vấn về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 để được đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382