CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH MỚI NHẤT 2024

(Luật Tiền Phong) Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới năm 2023 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2024 sẽ có nhiều thay đổi trong việc cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Vậy các quy định hiện nay về việc cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh đối với người Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài sẽ thay đổi ra sao? Luật Tiền Phong sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây,

                                  (Chứng chỉ hành nghề sẽ trở thành giấy phép hành nghề)

Kể từ ngày 01/01/2024, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh sẽ được đổi tên thành Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.

1. Các chức danh chuyên môn cần phải có giấy phép hành nghề

Theo Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023, các chức danh chuyên môn cần có giấy phép hành nghề gồm có: Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sáng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Như vậy, Luật mới bổ sung thêm 03 chức danh chuyên môn mới và cần phải có giấy phép khi hành nghề là:

+ Dinh dưỡng lâm sàng;

+ Cấp cứu viên ngoại viện;

+ Tâm lý lâm sàng.

2. Điều kiện cấp giấy phép hành nghề

Người được cấp giấy phép hành nghề:

+ Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;

+ Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;

+ Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới;

+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện về sức khỏe:

+ Có giấy tờ khám bệnh chứng minh đủ sức khỏe để hành nghề.

Điều kiện về văn bằng:

+ Có văn bằng phù hợp với chức danh chuyên môn tương ứng với chuyên môn muốn cấp giấy phép.

Điều kiện về thực hành khám, chữa bệnh:

+ Có giấy tờ chứng minh, xác nhận đã thực hành khám, chữa bệnh:

    • Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
    • Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
    • Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
    • Phải có người hướng dẫn thực hành là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung thực hành;

Trường hợp người đề nghị cấp giấy phép hành nghề đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa thì không cần giấy xác nhận thực hành khám, chữa bệnh.

Điều kiện về đánh giá năng lực hành nghề (thực hiện sau năm 2027)

Phải được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Việc kiểm tra do Hội đồng y khoa quốc gia chủ trì tổ chức.

Tuy nhiên, vì đây là quy định mới nên Luật cũng quy định lộ trình thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn như sau:

  • Bắt đầu từ năm 2027, thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực với bác sỹ;
  • Bắt đầu từ năm 2028, thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực với y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;
  • Bắt đầu từ năm 2029, thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực đối với chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng.

Vậy nên, trong thời gian gần, người đề nghị cấp giấy phép hành nghề chưa cần đáp ứng các điều kiện này.

3. Điều kiện riêng đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Điều kiện thành thạo tiếng Việt

Ngoài những điều kiện đã trình bày tại phần 2, người nước ngoài phải đảm bảo năng lực tiếng Việt khi khám, chữa bệnh tại Việt Nam.

Năng lực tiếng Việt được thể hiện qua:

+ Văn bản xác nhận tiếng Việt thành thạo hoặc;

+ Hồ sơ của người phiên dịch, người phiên dịch phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện đối với giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Điều kiện này cũng áp dụng với người Việt Nam sử dụng văn bằng nước ngoài.

Để sử dụng giấy phép hành nghề nước ngoài tại Việt Nam, cần phải làm thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề.

Thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế gồm:

+ Đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề;

+ Bản sao giấy phép hành nghề được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nhận kết quả sau 30 ngày kể từ ngày Bộ Y tế nhận hồ sơ.

Người sử dụng giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp không cần phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam, không cần tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.

4. Thủ tục cấp giấy phép hành nghề

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

+ Văn bằng chuyên môn;

+ Giấy tờ xác nhận thời gian thực hành khám, chữa bệnh

+ Giấy tờ xác nhận tiếng Việt thành thạo (đối với người nước ngoài)

+ Văn bản thừa nhận giấy phép hành nghề (đối với giấy phép nước ngoài)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau:

+ Sở Y tế đối với hầu hết các trường hợp;

+ Bộ Y tế đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế quản lý.

Bước 3: Nhận kết quả

Nhận kết quả sau 30 ngày kể từ ngày các cơ quan trên nhận được hồ sơ.

Kết quả trả ra: Giấy phép hành nghề ghi chức danh chuyên môn theo đơn đề nghị đã nộp.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về điều kiện cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Để đượcgiải đấp mọi băn khoăn, thắc mắc, vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp mọi vấn đề liên quan từ việc chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn thành thủ tục.

Có thể Quý Khách hàng cũng quan tâm tới những vấn đề khác như thủ tục thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh, vui lòng tham khảo (Tại đâyhoặc (Tại đây).

=====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 0976 714 386/ 0916 162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ:  Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Translate »

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 098 1953 382