(Luật Tiền Phong) – Trong thời đại đông y, tây y phát triển thì y học cổ truyền vẫn là phương pháp được đông đảo người dân quan tâm áp dụng. Vậy quy định pháp luật về việc cấp phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền được quy định như thế nào? Luật Tiền Phong sẽ chia sẻ thông tin đến Quý bạn đọc và khách hàng qua bài viết sau đây.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự;
– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2. Quy trình cấp phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế;
Bước 2:
Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;
Bước 3:
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở :
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở hoàn thiện hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
– Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4:
Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở.
3. Các dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong
Là đơn vị giàu kinh nghiệm trong các thủ tục xin cấp giấy phép con, Luật Tiền Phong hỗ trợ thủ tục trọn gói bao gồm:
- Tư vấn quy định pháp luật, giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến thủ tục nói riêng và các vấn đề pháp lý nói chung;
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước thẩm quyền và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);
- Nhận kết quả và bàn giao tới khách hàng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Thủ tục cấp phép hoạt động cho cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà
>>> Thủ tục cấp phép hoạt động đối với phòng khám khi thay đổi người đứng đầu
>>> Quy định về người đứng đầu của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà
Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục cấp phép hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền. Các thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.
====================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Phòng 25 B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội