Hướng dẫn thủ tục xin phép khám chữa bệnh nhân đạo cho cá nhân

Hướng dẫn thủ tục xin phép khám chữa bệnh nhân đạo cho cá nhân

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay các cá nhân có nguyện vọng cống hiến qua hoạt động tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.

Hướng dẫn thủ tục xin phép khám chữa bệnh nhân đạo cho cá nhân
Hướng dẫn thủ tục xin phép khám chữa bệnh nhân đạo cho cá nhân

1. Cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Ở đây , cá nhân có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Các hình thức thường gặp là những cá nhân đăng ký khám, chữa bệnh nhân đạo tại các phòng khám, bệnh viện hoặc tự mở các địa điểm khám, chữa bệnh để hoạt động không thu phí. Đây có thể là các hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên nhằm trợ giúp cộng đồng trong việc. Về cơ bản, tiêu chí đối với cá nhân khi thực hiện hiện hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo tương tự với cá nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường.

Về cơ sở vật chất

Trường hợp cá nhân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp này, cá nhân phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì địa điểm nơi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện:

  • Có nơi đón tiếp người bệnh, buồng khám bệnh chuyên khoa hoặc phòng tiêm chích, thay băng đối với dịch vụ tiêm chích, thay băng;
  • Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

Ở trường hợp thứ hai, các cá nhân khám chữa bệnh nhân đạo khi mở một địa điểm khám chữa bệnh thì có thể không cần xin giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên cá nhân vẫn phải có sự đồng ý bằng công văn của UBND cấp xã.

Về kinh nghiệm và chuyên môn của cá nhân

Cá nhânphải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận.

Đối với cá nhân là người nước ngoài thì cần biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:

  • Có đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân đã đăng ký.
  • Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.

Phạm vi hoạt động chuyên môn

Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Hồ sơ xin phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Thành phần hồ sơ được quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BYT, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (mẫu PL 01);

b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (mẫu PL 3);

d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

3. Thực hiện xin phép khám, chữa bệnh nhân đạo

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cho phép khám, chữa bệnh nhân đạo

Tùy thuộc vào cơ sở mỗi cá nhân hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo mà thẩm quyền là khác nhau:

  • Bộ Y tế cho phép cá nhân hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
  • Bộ, ngành khác cho phép cá nhân hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành đó;
  • Sở Y tế cho phép cá nhân hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế và tại các địa điểm khác trên địa bàn quản lý.

Trình tự tiến hành:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận;

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cá nhân để hoàn chỉnh;

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Nếu không cho phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Do hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo liên quan là nghĩa cử cao đẹp nên các thủ tục hành chính liên quan cũng đơn giản hơn thủ tục thông thường. Đây cũng là hình thức ưu tiên, khuyến khích các cá nhân đóng góp, cống hiến cho xã hội.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục thủ tục xin phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho cá nhân. Nếu còn bất kì vướng mắc liên quan nào đến nội dung trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được giải đáp.

Có thể bạn muốn xem:

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 097 8972 587