(Luật Tiền Phong) – Kính thuốc hiện đang là một trong số những phương pháp được nhiều người lựa chọn để áp dụng vào điều trị các bệnh liên quan đến mắt thay cho phương pháp phẫu thuật. Nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và hiệu quả nó mang lại thì đã có không ít những cơ sở được thành lập và cấp phép hoạt động. Vậy điều kiện và thủ tục để thực hiện việc xin cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc được pháp luật quy định như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đã đặt ra ban bên tập của Luật Tiền Phong sẽ có nội dung chia sẽ tổng hợp các quy định có liên quan thông qua bài viết dưới đây:
I. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức;
– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
II. Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự và các trang thiết bị:
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
b) Cơ sở có diện tích ít nhất là 15 m2;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký.
3. Nhân sự:
a) Người hành nghề tại cơ sở dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc:
Trình độ trung cấp y trở lên được cấp chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
Có thời gian hành nghề chuyên khoa mắt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc ít nhất là 36 tháng;
Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở dịch vụ kính thuốc.
III. Thời hạn giải quyết và lệ phí nhà nước:
Thời hạn giải quyết hồ sơ là: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Phí thẩm định hồ sơ : 4.300.000 đ/hồ sơ;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Y tế nơi đặt cơ sở.
Luật Tiền Phong là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ xin cấp phép thành lập, hoạt động bệnh viện và các phòng khám đa khoa, nha khoa, chẩn trị y học cổ truyền, kính thuốc,…Nếu có nhu cầu tư vấn Qúy khách vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 6289.
================
BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG
Hotline: 1900 6289
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 25B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội