Quy định về người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

Quy định về người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

(Luật Tiền Phong) – Bạn có phương tiện, có trang thiết bị, có mong muốn cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh nhưng chưa biết mình có đủ điều kiện đứng đầu cơ sở hay không? Đừng lo lắng! Vấn đề này hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn. Thông tin cần được tư vấn chi tiết về điều kiện của người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh vui lòng liên hệ 1900 6289 để được hỗ trợ giải đáp.

Quy định về người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh
Quy định về người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

1.  Quy định về người đứng đầu cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

Người đứng đầu hay người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý hoạt động của cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả cũng như an toàn và đúng pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định về người đứng đầu của cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh phải đáp ứng các điều kiện như sau:

–  Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề;

–  Có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu;

–  Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;

–  Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Người đứng đầu phải làm việc toàn thời gian ở cơ sở của mình để có thể đảm bảo việc quản lý, điều phối và xử lý các vấn đề. Theo đó người đứng đầu của cơ sở phải hiện không làm việc ở bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh hay đơn vị, tổ chức nào khác.

Bên cạnh người đứng đầu thì những người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

2.  Thủ tục cấp phép hoạt động cho cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

–  Tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện nộp hồ sơ theo quy định về Sở Y tế nơi cơ sở đặt địa điểm trụ sở. Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định đầu thì người đề nghị sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

–  Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để xem xét cấp giấy phép hoạt động:

+  Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở Y tế thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh lại hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

+  Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động.

+  Trường hợp không cấp, Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu lý do.

–  Tổ chức, cá nhân đề nghị đến nhận kết quả thủ tục theo thời gian và địa điểm ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục xin giấy phép cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh mới nhất

>>> Quy định về điều kiện của cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

>>> Quy định về điều kiện của cơ sở cấp cứu, vận chuyển người bệnh

>>> Những lưu ý khi xin giấy phép cấp cứu, vận chuyển người bệnh

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về quy định đối với người đứng đầu cơ sở dịch vụ cấp cứu, vận chuyển người bệnh. Các thắc mắc cần được giải đápvà hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386