Hướng dẫn công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe

Hướng dẫn công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay có rất nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đang hoạt động trên các tỉnh tỉnh thành cả nước. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng có thể khám sức khỏe cho các đối tượng có nhu cầu xin việc, đi học, khám sức khỏe định kỳ. Vậy cơ sở muốn thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng trên cần đáp ứng điều kiện như thế nào và thủ tục ra sao?

Hướng dẫn công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe
Hướng dẫn công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe

1. Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe

1.1 Điều kiện về nhân sự

  • Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh phù hợp với chuyên khoa mà người đó được giao trách nhiệm khám.
  • Người thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng mà pháp luật không quy định phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được phân công.
  • Người kết luận phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và có thời gian khám chưax bệnh ít nhất là 54 tháng; được người có thẩm quyền của cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận sức khỏe

Đối với cơ sở khám sức khỏe cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam đi lao động theo hợp đồng ở nước ngoài, học tập ở nước ngoài thì phải đáp ứng thêm các điều kiện:

  • Người thực hiện khám lâm sàng, người kết luận phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;
  • Phải có người phiên dịch trong trường hợp người khám sức khỏe và người được khám sức khỏe không cùng thành thạo một thứ tiếng. Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh.

1.2 Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

  • Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung khám sức khỏe;
  • Có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm tại đây.

1.3 Điều kiện về phạm vi hoạt động chuyên môn

  • Đối với cơ sở khám sức khỏe không có yếu tố nước ngoài: thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với các nội dung khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, người dưới 18 tuổi và khám sức khỏe định kỳ (được ghi trong mẫu giấy khám sức khỏe)
  • Đối với cơ sở KSK có yếu tố nước ngoài, phải đáp ứng thêm các kỹ thuật sau:
  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, tốc độ máu lắng, tỷ lệ huyết sắc tố, u rê máu;
  • Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu;
  • Xét nghiệm viêm gan A, B, C, E;
  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai;
  • Xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV (HIV dương tính);
  • Thử phản ứng Mantoux;
  • Thử thai;
  • Xét nghiệm ma tuý;
  • Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng;
  • Điện tâm đồ;
  • Điện não đồ;
  • Siêu âm;
  • Xét nghiệm chẩn đoán bệnh phong.

Hoặc ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với các cơ sở khám chữa bệnh hoạt động hợp pháp có thể thực hiện các kỹ thuật đó.

Khi đáp ứng được các điều kiện trên, cơ sở khám chữa bệnh có thể tiến hành thủ tục công bố thực hiện việc khám sức khỏe.

2. Hồ sơ Công bố đủ điều kiện khám sức khỏe

Theo quy định tại thông tư số 14/2013/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

  • Văn bản công bố đủ điều kiện thực hiện KSK (mẫu PL 5);
  • Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở;
  • Danh sách người tham gia KSK (mẫu PL 6)
  • Bản danh mục cơ sở vật chất và thiết bị y tế (mẫu PL 4);
  • Báo cáo về phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám sức khỏe;
  • Bản sao có chứng thực hợp đồng hỗ trợ chuyên môn (nếu có).

3. Trình tự công bố thực hiện việc khám sức khỏe

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý:

  • Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế: Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế;
  • Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng: Cục Quân y – Bộ Quốc phòng;
  • Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải: Cục Y tế của các cơ quan đó;
  • Cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở y tế: Sở Y yế nơi cơ sở đặt trụ sở.

Thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trước khi tổ chức khám sức khỏe lần đầu, cơ sở khám chữa bệnh phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản có thẩm quyền.

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ và sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có văn bản thông báo cho cơ sở công bố đủ điều kiện để hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Triển khai hoạt động khám sức khỏe

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản trả lời thì cơ sở công bố đủ điều kiện khám sức khỏe được triển khai hoạt động khỏe theo đúng phạm vi chuyên môn đã công bố.

Đơn vị công bố thực hiện việc khám sức khỏe sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ sở, theo đúng các nội dung đã thực hiện công bố.

Các bạn có thể tham khảo thêm Danh mục cơ sở vật chất và thiết bị y tế của cơ sở khám sức khỏe

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về các quy định liên quan đến thủ tục công bố đủ điểu kiện khám sức khỏe. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến nội dung trên hoặc có nhu cầu được hỗ trợ , hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289 để được hướng dẫn. Chúc bạn thành công!

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.

Translate »
error: Content is protected !!

HOTLINE: 0916 16 26 18

HOTLINE: 0976 714 386